Chó treo mèo đậy là một câu thành ngữ quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Nhưng cũng chính bởi vì nó quá quen thuộc mà nhiều người không nắm bắt được tầng nghĩa sâu xa của câu tục ngữ này. Hãy cùng Thabet tham khảo ẩn ý bên dưới câu thành ngữ này qua bài viết sau.
Lý giải câu thành ngữ “chó treo mèo đậy”
Câu thành ngữ được ông bà ta ẩn dụ từ hai hình ảnh cực kỳ quen thuộc trong cuộc sống con người Việt Nam. Hai hình ảnh ấy chính là về con chó cùng con mèo.
Trong đời sống văn hoá, tinh thần của dân tộc Việt Nam từ lâu chó và mèo đã là một trong những loài động vật thân thuộc và gắn kết với đời sống nhân dân.
Trong mỗi gia đình, chúng ta đều đã từng nuôi ít nhất hoặc chó hoặc mèo, ngoại trừ các vấn đề về sức khoẻ như dị ứng không thể nuôi được. Đây là hai loài vật được nhận xét là dễ nuôi, hiền lành và đặc biệt rất đáng yêu.
Bên cạnh những đặc tính dễ thương và đáng yêu ấy, từ xưa ông bà ta cũng biết rằng chúng thật sự rất tinh nghịch và hay phá phách. Đặc biệt là thức ăn. Nếu bạn lỡ quên cất kỹ thức ăn không sớm thì muộn cũng bị các “hoàng thượng” “con sen” mò đến.
Để đề phòng chống phá phách đồ ăn, câu thành ngữ “chó treo mèo đậy” về nghĩa đen muốn ám chỉ hành động cẩn thận với thức ăn khi có nuôi chó mèo trong nhà.
Vì sao Chó treo mèo đậy
Câu thành ngữ “chó treo mèo đậy” được ông bà ta đúc kết từ kinh nghiệm quan sát về tập tính khác nhau giữa hai loài này. Thật vậy, mèo và chó tuy đều là vật nuôi, thú cưng nhưng về cơ bản chúng khác nhau về loài nên lối sống và cách kiếm ăn của chúng cũng khác nhau.
Tập tính của loài chó nuôi
Chó là loài động vật thân thuộc với con người Việt Nam. Ngày xưa chó chỉ được thuần phục và nuôi với mục đích giữ nhà, do có vẻ ngoài hung dữ (đối với một số loài) và khả năng nhận diện “lạ” “quen” của nó.
Đây là một loài vật có sức khoẻ cũng như có tập tính tha đồ vật đi nhiều nơi. Nếu ta để thức ăn “lộ liễu” hay trước mặt chúng, chúng sẽ “vô tình” chạy lại mà tha đi. Điểm yếu của chó là chúng rất yếu trong khả năng leo trèo, chó leo trèo không giỏi nên khi muốn bảo vệ đồ ăn hoặc bất cứ đồ vật gì khác khỏi chó chúng ta nên treo lên.
Và đó cũng là ý nghĩa, lời giải thích cho cụm từ “chó treo” trong câu thành ngữ “chó treo mèo đậy”
Tập tính của loài mèo nuôi
Trái ngược với sự mạnh mẽ và hiếu chiến của loài chó (loài vật thường được giao cho nhiệm vụ giữ nhà) thì mèo được giao nhiệm vụ đơn giản hơn, đó là bắt chuột.
Sở dĩ như thế vì mèo là động vật linh miêu kích thước nhỏ, mèo thường hay hoạt động về đêm với ưu thế là đôi mắt cực tinh tường. Bên cạnh đó chuột cũng là loài kiếm ăn và phá phách về đêm. Vì thế chuột trở thành món ăn ưa thích của mèo.
Mèo tuy yếu hơn chó nhưng lại có cơ thể uyển chuyển lanh lẹ, điều này được chứng minh rằng mèo là loài leo trèo rất giỏi. Vì thế nếu treo thức ăn thôi thì chưa đủ làm khó cho mèo. Do đó để tránh bị mèo phá phách chúng ta cần “đậy” lại.
Ẩn ý đằng sau câu thành ngữ “chó treo mèo đậy”
Nhân dân ta ngày xưa còn nhiều khó khăn, khi mà miếng cơm manh áo được đặt lên hàng đầu. Mèo và chó là những động vật thân thuộc và gần gũi, vì thế chúng ta lại phải càng cẩn trọng hơn.
Bên cạnh ý nghĩa là lời nhắc nhở, là kinh nghiệm cho con cháu về sau về cách bảo quản đồ vật, đồ dùng trong nhà khi có chó mèo, câu thành ngữ nếu phân tích kỹ cũng đem đến nhiều bài học quý báu cho ta.
Bài học biết mình biết ta
Cuộc sống muôn hình vạn trạng, hằng ngày chúng ta phải đối mặt với rất nhiều cá nhân tập thể khác nhau. Mỗi cá nhân, tập thể lại có những đặc điểm riêng, nguyên tắc riêng biệt mà nếu không nắm bắt được những chi tiết ấy ta dễ lao vào vòng xoáy đấu đá lẫn nhau.
Câu thành ngữ ngoài ý nghĩa kinh nghiệm bảo quản đồ dùng trong nhà còn đem đến bài học “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng”. Thật vậy đối với từng loài khác nhau, dù chó hay mèo, đều có cách xử lý tình huống khác nhau.
Một sự vật hiện tượng muốn giải quyết chúng ta phải biết được mình cần gì, làm như thế nào. Hiểu rõ đối phương là ai, tập thể ấy cần gì. Có được những suy nghĩ này thì bạn mới có thể sống chan hoà, khéo léo và xa hơn là làm chủ cuộc đời của chính chúng ta.
Bài học biết cách giữ gìn tài sản, Chó treo mèo đậy
Đây là bài học dành cho những người thích khoe khoang những gì mà mình có. Tài sản hay bất cứ thứ gì khác quan trọng đối với bản thân bạn thì chỉ nên chia sẻ với những người mà mình thật sự tin tưởng.
Khi ba hoa quá nhiều về những gì mình, vô hình chung bạn sẽ kích động lòng ghen ghét đố kỵ của người khác. Tệ hơn, nếu gặp phải những người không đứng đắn việc khoe khoang sẽ kích động lòng tham của họ, khi đó bạn càng phải đề phòng cẩn thận hơn.
Không ai có thể lên án hay cấm đoạn bạn khoe khoang, nhưng cần biết giữ mình. Chúng ta chỉ nên chia sẻ, bộc lộ với những người mà mình đặt niềm tin. Vì khi nói chuyện với họ chúng ta không mảy may lo lắng rằng họ sẽ có mưu đồ xấu
Xem thêm: 2026 là năm con gì
Kết luận
Câu thành ngữ “chó treo mèo đậy” không những đem lại những bài học kinh nghiệm quý giá, mà qua đó ông bà ta còn gửi gắm những lời nhắn nhủ, nhắc nhở cho chúng ta những lời khuyên hữu ích trong cuộc sống.
Leave a Reply