Kho tàng văn học Việt Nam chứa đựng rất nhiều những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ mà ông cha ta đã để lại. Nhưng trong số đó, liệu bạn đã biết chim sa cá lặn nghĩa là gì hay chưa? Sau đây, Thabet sẽ giải đáp cho bạn ý nghĩa của câu thành ngữ này.
Chim sa cá lặn nghĩa là gì – giải thích thành ngữ
Theo tìm hiểu, thành ngữ là một loại cụm từ diễn đạt một khái niệm của hình ảnh, biểu thị ý nghĩa ngắn gọn nhưng súc tính, hoàn chỉnh. Thành ngữ có đơn vị như một cụm từ cố định, nhưng chưa được coi là một câu văn.
Nhiều người hay thắc mắc thành ngữ với tục ngữ giống và khác nhau ở điểm nào? Cả hai đều là những đơn vị đúc kết từ đời sống hàng ngày, mang hàm ý ngắn gọn để nêu lên một vấn đề, hiện tượng nào đó trong cuộc sống. Khác nhau ở chỗ, tục ngữ thường là câu hoàn chỉnh. Một câu tục ngữ được coi là một văn bản.
Ta có thể lấy ví dụ về một câu tục ngữ như “Học thầy không tày học bạn”. Còn ví dụ “Uống nước nhớ nguồn” thì được coi là câu thành ngữ. Nó là một cụm từ cố định và ẩn chứa hàm ý sâu xa.
Thành ngữ chim sa cá lặn nghĩa là gì? Ý nghĩa
Thông thường, thành ngữ được dùng xen trong câu nói chứ không hay dùng riêng thành một câu. Hãy cùng thử tìm hiểu xem chim sa cá lặn nghĩa là gì, nó có ý nghĩa sâu xa như thế nào nhé.
Khái quát nghĩa đen của câu thành ngữ Chim sa cá lặn nghĩa là gì
Bạn có biết xét về nghĩa đen, chim sa cá lặn nghĩa là gì? Đó là hiện tượng khi chim đang bay đến gần bạn bỗng rơi, hoặc bạn đang ở khu vực gần sông, suối, ao, hồ thì thấy cá lặn trước mặt. Điều đó ngụ ý điều gì?
Khái quát nghĩa bóng
Câu thành ngữ này có nguồn gốc từ Trung Hoa, là đảo ngữ của câu “Trầm ngư lạc nhạn, bế nguyệt tu hoa” – tức cá lặn chim sa, nguyệt thẹn hoa hờn, ví nhan sắc vạn người mê của người phụ nữ. Vì nàng đẹp tuyệt trần nên cá nhìn thấy mà phải lặn, chim đang bay mà bỗng rơi, hoa còn hờn, trăng còn thẹn.
Ban đầu, nó không hề mang ý nghĩa như vậy. Người viết ra câu này chính là Trang Chu đời Chiến Quốc, người tài năng, uyên bác. Trong sách “Nam hoa kinh”, ông muốn ngụ ý rằng cái đẹp của con người chỉ là vô nghĩa. Họ chỉ đẹp với họ, chứ đâu ai biết cá gặp họ chẳng sợ mà lặn, chim vẫn cứ thế bay?
Mãi đến sau này, câu thành ngữ này được coi là chỉ cái đẹp. Vậy thì chim sa cá lặn nghĩa là gì?
Được coi là chỉ đến người phụ nữ đẹp, đầu tiên là tứ đại mỹ nhân trong lịch sử Trung Quốc. Họ lần lượt là Tây Thi (thời Xuân Thu, thế kỷ VII-VI TCN), Chiêu Quân (thời Tây Hán thế kỷ I TCN), Điêu Thuyền (thời Tam Quốc, thế kỷ III TCN) và Dương Quý Phi thời Đường (719 – 756).
Tứ đại mỹ nhân đầu tiên – Tây Thi
Tương truyền, Tây Thi – con của một người kiếm củi, thường xuyên dệt vải ở núi Trữ La. Nàng có đôi mắt trong suốt, lông mày phương phi, ngay cả khi nhăn mặt trông cũng đẹp đến mê hồn. Nói đến đây bạn đã hiểu chim sa cá lặn nghĩa là gì chưa? Vì khi đang giặt áo trên sông, bóng của nàng khiến cho cá đang bơi trông thấy mà phải lặn tăm.
Người thứ hai trong tứ đại mỹ nhân – Vương Chiêu Quân
Tiếp đến là Vương Chiêu Quân, người thông thạo hết thảy cầm, kỳ, thi, họa, nhất là tài gảy đàn. Trong truyền thuyết “Chiếu quân xuất tái”, khi đi qua hoang mạc, buồn vì phải xa quê hương, nàng đã thể hiện tài gảy đàn của mình qua khúc “Xuất tái khúc”. Ngỗng trời bay ngang qua nghe thấy mà sa ngay xuống đất. Đúng là phải có lý do thì thành ngữ mới có câu như vậy.
Tứ đại mỹ nhân – người con gái thứ 3 là ai?
Điêu Thuyền khi đó 15 tuổi. Nàng là người con gái tài sắc vẹn toàn, vừa có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, vừa thông minh hơn người. Mỗi khi nàng xuất hiện dưới ánh trăng, Hằng Nga đều cảm thấy xấu hổ mà ẩn mình sau những đám mây kia.
Tứ đại mỹ nhân – Dương Quý Phi
Mỹ nhân cuối cùng trong tứ đại mỹ nhân chính là Dương Quý Phi. Nàng mồ côi cha mẹ, về sau trở thành phi tần và được vua Đường Huyền Tông sủng ái. Sắc đẹp của nàng cũng thuộc dạng không gì sánh được.
Cũng buồn vì xa quê hương, Dương Quý Phi lại chỉ than thở với hoa mẫu đơn, hoa nguyệt đang nở rộ ngoài vườn. Nàng đã chạm vào hoa trinh nữ, khiến hoa cuộn mình lại. Đến sau này, họ gọi nàng là một trong bốn tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc, vì nàng đẹp đến nỗi hoa cũng phải thu mình vì hổ thẹn.
Chim sa cá lặn nghĩa là gì? Điềm báo gì chăng?
Cho đến bây giờ, vẫn có nhiều người hay lầm tưởng giữa hai cụm từ “Chim sa cá lặn” với “Chim sa cá nhảy”. Thực chất, chúng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Chim sa cá nhảy là hiện tượng chim bay vào nhà bạn hoặc cá vẫy nhảy ngay trước mặt bạn. Ông cha ta cho rằng nếu thấy hiện tượng này thì chứng tỏ sắp có điều gì đó không may xảy đến với bạn hoặc gia đình của bạn.
Thế nhưng, đây cũng chỉ là dân gian truyền lại. Bạn không cần quá lo lắng vì nếu có niềm tin vào bản thân thì mọi chuyện đều sẽ được giải quyết. Hãy cứ thử sức với chính mình nhé!
Xem thêm: trùng tang
Lời kết
Trên đây là lời giải thích về ý nghĩa của câu thành ngữ chim sa cá lặn nghĩa là gì. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn. Hãy thử tìm hiểu thêm về những câu ca dao, tục ngữ hay thành ngữ khác thử nhé, vì tôi tin chắc rằng chúng đều rất bổ ích. Chúc ai đọc được bài viết này sẽ luôn gặp nhiều may mắn!
Leave a Reply